ANDREA
 

Sự khác biệt có giá trị trong thương hiệu

Sự khác biệt là một trong 3 yếu tố quan trọng trong chiến lược tạo dựng ra những thương hiệu mạnh. Bất kể là trên lý thuyết hay thực tế, sự khác biệt luôn thuyết phục những chuyên gia và chúng cũng đã chứng minh được vị thế quan trọng của mình bằng chính những thành công mà doanh nghiệp đạt được. Thế nhưng, sự khác biệt có giá trị lại là một khái niệm mà những thương hiệu mạnh đang dần nhận ra rằng đây mới chính là một vũ khí thật sự mang lại tính quyết chiến trên thị trường hiện nay.
Sự khác biệt có giá trị trong thương hiệu


“Khác biệt hay là chết?”

Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố khác biệt hóa trong công cuộc xây dựng thương hiệu. Vậy nên, giữa việc chọn “khác biệt hay là chết?”, chính các nhà kinh doanh đều có cho mình một câu trả lời thích đáng. Đó cũng chính là lúc họ bắt đầu tìm ra cho mình những “lối đi riêng” trên muôn vàn ngã rẽ của thương trường.

Sự khác biệt có giá trị trong thương hiệu

Lợi thế cạnh tranh cũng được bắt đầu từ yếu tố khác biệt hóa mà các nhà kinh doanh luôn tin rằng đó là thượng sách. Công cuộc tạo ra sự khác biệt luôn bắt đầu từ tính sáng tạo của những chuyên gia. Và càng về sau, khi những thương hiệu “sinh sau đẻ muộn” đã không còn có thể sáng tạo được nữa, họ thường bắt đầu tạo ra khác biệt bằng sự liều lĩnh mà đơn cử nhất là tuyệt chiêu “đại hạ giá”. Tuy nhiên, những chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu lại không hề khuyến khích lối đi này và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến lối mòn “khác biệt nhưng vẫn chết”!

Khác biệt không có nghĩa là “lội ngược dòng”

Trong tất cả mọi thời điểm, sự khác biệt hóa nên được hiểu theo đúng nghĩa của chúng. Điều đó có nghĩa rằng những sự khác biệt mà doanh nghiệp tạo ra phải được vận hành theo đúng với quy luật của thế giới nhân sinh quan chứ không phải là những phương án “lội ngược dòng” một cách táo bạo và liều lĩnh. Lúc đó, sự khác biệt không còn được hiểu theo đúng nghĩa của bản thân chúng nữa mà sẽ được người tiêu dùng nhìn nhận như một “sự khác thường” hoặc thậm chí là “lập dị”. Và kết quả của những “ngông cuồng” này chính là sự chối bỏ của người tiêu dùng, họ chắc chắn sẽ quay lưng với thương hiệu của doanh nghiệp và cũng vô hình chung, chính doanh nghiệp đã đẩy người tiêu dùng bước thêm một bước nữa để đến gần hơn với đối thủ cạnh tranh.

Sự khác biệt phải có giá trị

Sự khác biệt có giá trị trong thương hiệu

Chắc chắn sẽ có những lúc các nhà kinh doanh ngạc nhiên rằng vì sao người tiêu dùng lại lựa chọn thương hiệu của đối thủ cạnh tranh mặc dù những sản phẩm đó chẳng có gì khác biệt so với họ. Thắc mắc này được lý giải một cách rất đơn giản rằng là vì người tiêu dùng nhìn thấu được giá trị thương hiệu của sản phẩm. Giá trị đó nằm ở chỗ cảm nhận của người tiêu dùng về lợi ích mà họ nhận được khi lựa chọn thương hiệu đó. Giá trị này được tính bằng công thức tổng lợi ích lý tính và cảm tính, trừ đi tổng chi phí khách hàng bỏ ra bao gồm tiền bạc, thời gian, năng lượng và tâm lý.

Lời khuyên cho những doanh nghiệp nếu như không tạo ra được bất cứ giá trị khác biệt nào để cạnh tranh, hãy nên chọn những phương án an toàn, tập trung chú trọng vào những khía cạnh khác như chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ, chăm sóc khách hàng hoặc lợi ích hậu mãi, chính sách bảo hành,… Chỉ cần những giá trị đó cộng lại thành số dương so với giá trị mà người tiêu dùng phải trả cho việc lựa chọn thương hiệu thì doanh nghiệp đã có thể nắm trong tay phần

“Mở lối đi riêng” là điều tất yếu phải làm trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay tuy nhiên, tạo sự khác biệt mà không mang lại giá trị vượt trội cho người tiêu dùng thì sự khác biệt đó cũng bằng không. Vậy nên, hãy tập trung vào những sự khác biệt mang lại giá trị thật sự cho người tiêu dùng để tăng cơ hội giành chiến thắng so với đối thủ cạnh tranh. Và để đảm bảo được điều đó, hãy thử đặt bản thân doanh nghiệp vào mọi góc nhìn của xã hội và quan sát, sau đó rút ra được kết luận và tiến hành xây dựng chiến lược từ đó, thành công sẽ vẫy tay với doanh nghiệp của bạn.

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

Tin tức khác?

12 xu hướng thiết kế của năm 2022 theo dự đoán của Adobe

12 xu hướng thiết kế của năm 2022 theo dự đoán của Adobe

Chào mừng bạn đến với dự báo Xu hướng sáng tạo năm 2022 từ Adobe Stock.

Màu của năm 2022 - Sắc xanh tím Very Peri (PANTONE 17-3938)

Màu của năm 2022 - Sắc xanh tím Very Peri (PANTONE 17-3938)

Màu Very Peri - màu sắc của năm 2022 do Pantone tạo ra, đại diện cho thông điệp...

Đã đến lúc phải kể câu chuyện về thương hiệu của chính mình

Đã đến lúc phải kể câu chuyện về thương hiệu của chính mình

Cốt lõi của câu chuyện thương hiệu vốn dĩ đã được hình thành từ trước khi khởi...

Vai trò của thương hiệu mạnh

Vai trò của thương hiệu mạnh

Thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm, là đại diện của sản phẩm và là điều...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây