ANDREA
 

Luật ngầm “đầu tiên” trong xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu có thể được xem như một sân chơi mà trong đó, những người chơi phải am hiểu và tuân theo những quy luật đó. Bên cạnh đó, luôn có những “quy luật ngầm” mà người làm thương hiệu không thể nào không biết đến. Nổi bật nhất là luật ngầm mang tên “đầu tiên” – nắm được điều này thì chắc chắn bạn sẽ là người dẫn đầu đầy nội lực.
Luật ngầm “đầu tiên” trong xây dựng thương hiệu
 

“Đầu tiên” trong 22 quy luật bất biến trong Marketing

Tác giả trong quyển sách “22 quy luật bất biến trong Marketing” đã chỉ ra quy luật dẫn đầu là quy luật đầu tiên được chú trọng. Một vị trí tốt đến mức nào đi nữa cũng mãi mãi không thể so sánh với vị trí đầu tiên – đó là điều mà các tác giả muốn nhắc nhở những người làm Marketing, cũng như những nhà làm thương hiệu trong tương lai.

Luật ngầm “đầu tiên” trong xây dựng thương hiệu
 

Người đầu tiên tiên phong trong bất kì lĩnh vực nào cũng sẽ tạo một ấn tượng nhất định, to tác hơn là một kỷ lục mới. Người thứ hai trong lĩnh vực đó cũng sẽ được nhắc đến nhưng chắc chắn một điều rằng sẽ rất mờ nhạt, và cũng sẽ tương tự với người thứ ba, thứ tư,…sau đó. Bất kì khách hàng nào cũng sẽ nhớ về thương hiệu đầu tiên trong mọi lĩnh vực vì đơn giản chúng tạo được ấn tượng với họ mặc dù về sau này, có khá nhiều sản phẩm tốt hơn nhưng vị trí lại không thể nào thay thế với thứ ban đầu.

Tiên phong để dẫn đầu

Điều đó là hẳn nhiên nếu doanh nghiệp của bạn đầy rẫy những tài năng và họ luôn nỗ lực sáng tạo hết mức có thế chỉ duy nhất với mục đích mang thương hiệu đến với khách hàng. Tuy nhiên, một câu hỏi khác lại được đặt ra rằng đối với những doanh nghiệp nhỏ, hoạt động trong cùng một lĩnh vực với những “ông trùm” đã đi trước họ hàng chục năm thì phải “tiên phong” bằng cách nào. Hãy thật khôn ngoan để chọn cho doanh nghiệp mình thị trường ngách tiềm năng và mạnh dạn sáng tạo, phát triển trong thị trường ngách đó, kết quả sẽ không tồi.

Luật ngầm “đầu tiên” trong xây dựng thương hiệu
 

Kẻ đến sau là người thất bại?!

Cũng không hẳn là như vậy vì thực tế cho thấy, rất nhiều “kẻ đến sau” lại mang chất lượng tốt hơn và có giá trị cao hơn. Chỉ là vì “sinh sau đẻ muộn” nên không chiếm được vị trí đầu tiên trong lòng khách hàng.

Đó cũng có thể xem là một hướng đi khác cho doanh nghiệp và hướng đi này được các chuyên gia đánh giá là khá an toàn. Họ im lặng và quan sát thị trường trong một thời gian dài rồi sau đó tìm cách xuất hiện. Có thể họ chấp nhận việc mang danh là “kẻ đến sau” nhưng lại ẩn chứa bên trong sự quyền lực nhất định – đây cũng là một điều hết sức thú vị và không hề thất bại như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Tuy là “quy luật ngầm” nhưng trong thực tế, bất cứ nhà làm thương hiệu nào cũng phải công nhận về sự “vạn năng” của chiếc chìa khóa này. Nắm giữ được chúng thật sự đã nắm giữ được phần thắng trong tay. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, quy luật này vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn và vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để. Trong tương lai, hi vọng những nhà làm thương hiệu tại Việt Nam chú ý và áp dụng quy luật này để có thể trở thành “ông trùm” trên đỉnh cao danh vọng.

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

Tin tức khác?

12 xu hướng thiết kế của năm 2022 theo dự đoán của Adobe

12 xu hướng thiết kế của năm 2022 theo dự đoán của Adobe

Chào mừng bạn đến với dự báo Xu hướng sáng tạo năm 2022 từ Adobe Stock.

Màu của năm 2022 - Sắc xanh tím Very Peri (PANTONE 17-3938)

Màu của năm 2022 - Sắc xanh tím Very Peri (PANTONE 17-3938)

Màu Very Peri - màu sắc của năm 2022 do Pantone tạo ra, đại diện cho thông điệp...

Đã đến lúc phải kể câu chuyện về thương hiệu của chính mình

Đã đến lúc phải kể câu chuyện về thương hiệu của chính mình

Cốt lõi của câu chuyện thương hiệu vốn dĩ đã được hình thành từ trước khi khởi...

Vai trò của thương hiệu mạnh

Vai trò của thương hiệu mạnh

Thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm, là đại diện của sản phẩm và là điều...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây