Lợi ích lý tính
Đương nhiên, những nhà làm thương hiệu sẽ cảm thấy dễ dàng hơn gấp trăm ngàn lần khi khai thác chiến lược phát triển thương hiệu dựa trên những lợi ích về lý tính của sản phẩm. Bởi lẽ, đó là những thứ mà khách hàng có thể nhìn thấy, cầm nắm và nhận diện được ngay lập tức. Và những nhà làm thương hiệu luôn nghĩ rằng, cứ việc thể hiện ra bằng hết những đặc tính, công dụng và chức năng của sản phẩm thì thể nào khách hàng cũng sẽ “nhìn thấy” và lựa chọn.
Và thường thì khách hàng luôn quan tâm đến những lợi ích về lý tính như sau: hỗ trợ tốt hơn cho công việc, cuộc sống, sức khỏe hoặc gia đình, giúp họ trở nên thông minh hơn và tiết kiệm tối đa chi phí của họ.
Lợi ích cảm tính
Trải qua nhiều năm làm thương hiệu, những chuyên gia cũng đã dần nhận ra rằng nếu chỉ khai thác những lợi ích về lý tính thôi thì chưa đủ. Họ cũng đã thấu hiểu rằng những lợi ích về cảm tính cũng phải cần được khai thác một cách triệt để. Đương nhiên điều này không bao hàm ý nghĩa sản phẩm của doanh nghiệp nhất định phải chiếm trọn tất cả những cảm xúc thăng hoa của khách hàng.
Những nhà làm thương hiệu cần phải hiểu một cách đúng đắn rằng càng thu hẹp giới hạn của những cảm xúc sẽ càng dễ chinh phục họ hơn. Và những cảm xúc đó gói gọn trong một số những từ khóa như sau: lạc quan, tự do, được chú ý, được yêu thích, thoái mái, dễ chịu, trong tầm kiểm soát và hiểu biết.
Cảm xúc thương hiệu
Tạo nên những cảm xúc về thương hiệu là con đường duy nhất bước vào trái tim của khách hàng và duy trì những cảm xúc đó là cách giữ vững vị trí đó.
Các doanh nghiệp đã bắt đầu chọn cách trò chuyện với khách hàng với mong muốn hiểu họ một cách thấu đáo hơn rằng họ thực sự cần gì. Sau đó những nhà làm thương hiệu bắt đầu tạo ra những chiến lược kích cầu với những đối tượng đó và tung sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường đúng vào thời điểm “nóng” nhất, thắng lợi sẽ nằm ngay trước mắt.
Điều mặc nhiên khi thực hiện công tác đánh chiếm một góc trong trái tim cúa khách hàng, những nhà làm thương hiệu đừng quên giới hạn các vùng cảm xúc và chỉ nên tập trung vào những vùng trọng điểm. Tránh sự thừa thải vì chúng là những loại virus gây nên sự nhàm chán một cách nhanh chóng nhất.
Sự điều chỉnh và cân bằng giữa hai lợi ích lý tính và cảm tính chắc chắn sẽ mang lại cho thương hiệu sự lớn mạnh. Quan trọng một điều rằng doanh nghiệp của bạn chọn khai thác lợi ích nào nhiều hơn. Điều này cũng tùy thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, chỉ cần cân đối được giữa chính và phụ, gia giảm đồng đều thì thương hiệu sẽ ngày càng lớn mạnh và chiếm trọn trái tim trung thành của khách hàng.
Tin tức khác?
12 xu hướng thiết kế của năm 2022 theo dự đoán của Adobe
Chào mừng bạn đến với dự báo Xu hướng sáng tạo năm 2022 từ Adobe Stock.
Màu của năm 2022 - Sắc xanh tím Very Peri (PANTONE 17-3938)
Màu Very Peri - màu sắc của năm 2022 do Pantone tạo ra, đại diện cho thông điệp...
Đã đến lúc phải kể câu chuyện về thương hiệu của chính mình
Cốt lõi của câu chuyện thương hiệu vốn dĩ đã được hình thành từ trước khi khởi...
Vai trò của thương hiệu mạnh
Thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm, là đại diện của sản phẩm và là điều...