ANDREA
 

10 bước xây dựng thương hiệu cơ bản

Thiet ke nhan dien thuong hieu
Xây dựng thương hiệu là một nghệ thuật và con đường đạt đến đỉnh cao đó phải trải qua một quá trình với từng bước đi được thống nhất khá chặt chẽ. Xuất phát từ sự tìm tòi, nghiên cứu và định hình cụ thể, từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn và đảm bảo thực thi theo một cách hiệu quả.

Bước 1: Nghiên cứu giá trị nền tảng


10 bước xây dựng thương hiệu cơ bản

Brandkey – Chìa khóa định vị là một mô hình quy chuẩn đã và đang được nhiều thương hiệu áp dụng thành công. Trong đó, chìa khóa định vị đưa ra một hình thức đơn giản mà qua đó, các yếu tố của việc định vị sản phẩm được mô tả rõ ràng và giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn vị trí của họ trên thị trường trong, ngoài nước.

3 yếu tố đầu tiên thuộc về sự tác động của điều kiện bên ngoài:

  1. Môi trường cạnh tranh: Việc khoanh vùng những đối thụ cạnh tranh trực tiếp giúp doanh nghiệp giới hạn được phạm vi phân tích. Những công cụ giúp sự phân tích mạch lạc và sâu sắc hơn được các doanh nghiệp sử dụng là phân tích SWOT, mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh và chuỗi giá trị.
  2. Mục tiêu người tiêu dùng: Sự lựa chọn của người tiêu dùng phụ thuộc vào những yếu tố như thái độ, cách ứng xử, giá trị cũng như điều kiện kinh tế - xã hội. Nếu đáp ứng được những yếu tố đó ở mức tuyệt đối, chắc chắn thương hiệu của sẽ là lựa chọn đầu tiên đối với người tiêu dùng.
  3. Insight người tiêu dùng: Có thể xem đây là một “sự ngầm hiểu”. Việc ngầm hiểu những như cầu của người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm giải quyết triệt để vấn đề. Bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp doanh nghiệp phải tự tạo ra nhu cầu cho khách hàng và sau đó là đưa ra sản phẩm đúng thời điểm, đáp ứng tốt những nhu cầu đó và “buộc” người tiêu dùng phải lựa chọn.

5 yếu tố còn lại thuộc về những nhận định của người tiêu dùng về sản phẩm:

  1. Lợi ích sản phẩm: Người tiêu dùng luôn thực tế và họ thật sự chỉ quan tâm đến những lợi ích mà họ sẽ nhận được khi lựa chọn một thương hiệu. Những lợi ích đó có thể giải quyết được một khía cạnh nào đó trong cuộc sống họ hoặc có thể thõa mãn một cảm xúc nào đó của họ.
  2. Giá trị và tính cách: Giá trị cũng như tính cách của thương hiệu là những đặc điểm mà người tiêu dùng thường liên tưởng tới khi nhắc đến thương hiệu. Doanh nghiệp cần tập trung tạo sự khác biệt và điểm nhấn ở 2 yếu tố này nhằm đánh vào tâm trí người tiêu dùng và “buộc” họ phải ghi nhớ chúng.
  3. Lý do để tin cậy: Đưa ra những lập luận về phương châm kinh doanh, thế mạnh sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ,… để khách hàng nhìn nhận được thương hiệu đáng tin cậy và hoàn toàn đặt niềm tin vào thương hiệu.
  4. Yếu tố phân biệt: Đừng nên quá tham lam ở vấn đề này. Vì chỉ cần tập trung đưa ra một yếu tố nổi bật duy nhất thuyết phục người tiêu dùng rằng “tôi khác biệt”. Điều quan trọng duy nhất ở vấn đề này là sự thuyết phục càng sắc bén, càng mang tính cạnh tranh sẽ càng chinh phục được người yêu dùng.
  5. Giá trị cốt lõi: Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát triển xoay quanh yếu tố này và đây chính là giải pháp mà doanh nghiệp mang đến cho cộng đồng.

Bước 2: Môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường

Điểm mấu chốt của bước này là sử dụng những công cụ phân tích tìm ra lỗ hổng của thị trường, điểm yếu của đối thủ và concept truyền thông của họ. Từ đó, xây dựng những phương án khắc phục hiệu quả, mang đến sự hoàn hảo cho thương hiệu để dễ dàng chinh phục người tiêu dùng.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu

Tương tự như phần nghiên cứu insight, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm nhằm rút ra được những nhu cầu cấp thiết của họ. Và việc duy nhất của doanh nghiệp chính là đáp ứng những nhu cầu đó một cách tốt nhất.

Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

Để xây dựng được sứ mệnh thương hiệu, doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi quan trọng sau:

  • Thương hiệu đại diện cho điều gì?
  • Lợi ích lý tính/cảm tính nào mà thương hiệu sẽ mang lại cho người tiêu dùng?
  • Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh?
  • Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ cạnh tranh?

Tầm nhìn của thương hiệu chính là điều mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong từng khoảng thời gian. Tầm nhìn gần được tính trong khoảng từ 5 năm trở lại và tầm nhìn xa được tính trong khoảng từ 10 năm trở đi.

10 bước xây dựng thương hiệu cơ bản

Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi

Hệ thống lại những gì mà doanh nghiệp mong muốn thương hiệu sẽ mang đến cộng đồng và đó chính là những giá trị cốt lõi mà trong tương lai, doanh nghiệp sẽ phải hoạt động xoay quanh những điều đó.

Bước 6: Cá biệt hóa/cá nhân hóa thương hiệu

Có thể nói, đây là một bước quan trọng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua khi bắt đầu xây dựng thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu (logo, hình ảnh đại diện, màu sắc,…) được tập trung xây dựng ở bước này. Bên cạnh đó, việc xác định giá trị cảm tính và tính cách thương hiệu cũng là những yếu tố tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Bước 7: Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu

Xây dựng cấu trúc thương hiệu là đặt nền tảng cho toàn bộ những thành tố thương hiệu và kết nối cá tính thương hiệu, mục đích, lời hứa, câu chuyện, hình ảnh và sự vận hành thành một cấu trúc thống nhất. Điều này cần phải thể hiện rõ ràng những cảm xúc cụ thể mà thương hiệu mang lại.

Việc xác định đúng mô hình kinh doanh đòi hỏi sự chăm chút kỹ lưỡng và chính xác. Sự đa dạng hóa sẽ luôn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những bài toán bất lợi hoặc có lợi về quy mô.

Thiết kế website

Bước 8: Văn hóa thương hiệu

Văn hóa thương hiệu là những nét đặc trưng bên ngoài, mang tính tượng hình mà doanh nghiệp cần xây dựng nhằm tạo sự khác biệt mạnh mẽ cho doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi và mô hình kinh doanh là 2 yếu tố cấu thành văn hóa thương hiệu.

Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và tài sản thương hiệu

Có những trang sử không cần phải trải qua thời gian lâu dài, chỉ cần đó là những giá trị được tạo nên bởi sự mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ thì có thể được công nhận là những trang sử đầu tiên. Hãy là người đầu tiên, lịch sử sẽ được xác lập!
 

Bước 10: Xây dựng lời hứa thương hiệu

Sự cam kết của thương hiệu đối với khách hàng chính là lời hứa. Đương nhiên, người tiêu dùng sẽ không quan tâm đến lời hứa đó trừ khi doanh nghiệp thực thi được chúng một cách tốt nhất.

Nếu những vấn đề được nhìn nhận một cách chính xác thì thương hiệu sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng mục tiêu. Và những giai đoạn tiếp sau đó sẽ tiếp tục chấp cánh cho thương hiệu của doanh nghiệp vươn xa.

 
 

Tác giả bài viết: Mia

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

Tin tức khác?

12 xu hướng thiết kế của năm 2022 theo dự đoán của Adobe

12 xu hướng thiết kế của năm 2022 theo dự đoán của Adobe

Chào mừng bạn đến với dự báo Xu hướng sáng tạo năm 2022 từ Adobe Stock.

Màu của năm 2022 - Sắc xanh tím Very Peri (PANTONE 17-3938)

Màu của năm 2022 - Sắc xanh tím Very Peri (PANTONE 17-3938)

Màu Very Peri - màu sắc của năm 2022 do Pantone tạo ra, đại diện cho thông điệp...

Đã đến lúc phải kể câu chuyện về thương hiệu của chính mình

Đã đến lúc phải kể câu chuyện về thương hiệu của chính mình

Cốt lõi của câu chuyện thương hiệu vốn dĩ đã được hình thành từ trước khi khởi...

Vai trò của thương hiệu mạnh

Vai trò của thương hiệu mạnh

Thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm, là đại diện của sản phẩm và là điều...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây